Titanium giá bao nhiêu?

Giá của kim loại titanium: Tổng quan và ứng dụng

Kim loại titanium có giá bao nhiêu

Titanium là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại, có ký hiệu là Ti. Titanium được phát hiện vào năm 1791 bởi William Gregor, một nhà địa chất và linh mục người Anh. Tên gọi của nó bắt nguồn từ Titan, một nhóm các vị thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp.

Titanium có nhiều đặc tính nổi bật như nhẹ, cứng, chịu nhiệt, chống ăn mòn và tương thích sinh học. Titanium có thể hợp kim với nhiều kim loại khác như nhôm, sắt và molypden để tạo ra các hợp kim có độ bền và độ nhẹ cao. Titanium được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quân sự, hàng không, hàng hải, y tế và công nghiệp.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giá của kim loại titanium, các yếu tố ảnh hưởng đến giá của nó, và các ứng dụng tiêu biểu của nó trong đời sống.

1. Tổng quan về cấp Titan (Grades)

1.1. Titanium cấp 1 (Gr1)

Titan Gr1 là loại đầu tiên trong 4 loại titan tinh khiết. Nó là loại dễ uốn nhất và mềm nhất trong 4 loại titan tinh khiết. Titan Gr1 có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời và có độ dẻo dai, chống va đập cao.

Titan Gr1 thường được sản xuất dưới dạng tấm titan gr1, thanh titan gr1, ống titan gr1 (ống đúc & ống hàn), láp tròn titan gr1

Ứng dụng của titanium gr1 bao gồm: Sản xuất clo, xử lý hóa học, khử muối, ứng dụng trong nghành kiến trúc, trang thiết bị y tế, phụ tùng ô tô…

1.2. Titanium cấp 2 (Gr2)

Titan Gr2 có nhiều đặc điểm tương tự như titan gr1, nhưng nó mạnh hơn một chút so với Gr1. Cả 2 loại titan này đểu có khả năng chống ăn mòn như nhau. Ngoài ra, nó có khả năng hàn tốt, có độ bền, độ dẻo và khả năng định hình.

Titan Gr2 có ứng dụng tương đương như titan Gr1.

1.3. Titanium cấp 3 (Gr3)

Loại titan gr3 ít được sử dụng nhất, nhưng điều đó không làm giảm đi giá trị của nó.

Ứng dụng của titan Gr3 được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng chống ăn mòn cao.

Titan Gr3 được ứng dụng trong hàng không vũ trụ, xử lý hóa học, ngành y tế, công nghiệp biển…

1.4. Titanium cấp 4 (Gr4)

Titan Gr4 được biết đến là loại mạnh nhất trong 4 loại titan tinh khiết. Nó cũng được biết đến với khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, cường lực tốt và khả năng hàn cao.

Titan Gr4 được ứng dụng chủ yếu trong ngành y tế. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong bộ trao đổi nhiệt, tàu đông lạnh, thành phần khung máy bay…

2. Có bao nhiêu loại hợp kim titanium 

Có nhiều loại hợp kim titanium khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc tinh thể và thành phần hóa học của chúng. Theo cách phân loại thông thường, có ba loại hợp kim titanium chính là:

  • Hợp kim alpha: Là hợp kim chỉ chứa các nguyên tố hợp kim trung tính (như thiếc) và/hoặc các nguyên tố ổn định pha alpha (như nhôm hoặc oxy) mà không có pha beta. Các hợp kim này không thể được xử lý nhiệt để tăng độ bền, nhưng có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt. Ví dụ: Ti-5Al-2Sn-ELI, Ti-8Al-1Mo-1V.
  • Hợp kim gần alpha: Là hợp kim chứa một lượng nhỏ pha beta dẻo. Ngoài các nguyên tố ổn định pha alpha, các hợp kim này còn được hợp kim với 1-2% các nguyên tố ổn định pha beta như molypden, silic hoặc vanadi. Các hợp kim này có thể được xử lý nhiệt để tăng độ bền và có khả năng chịu nhiệt cao. Ví dụ: Ti-6Al-2Sn-4Zr-2Mo, Ti-5Al-5Sn-2Zr-2Mo.
  • Hợp kim alpha-beta: Là hợp kim bán ổn định và thường bao gồm một sự kết hợp của cả các nguyên tố ổn định pha alpha và beta. Các hợp kim này có thể được xử lý nhiệt để tăng độ bền và có khả năng gia công tốt. Ví dụ: Ti-6Al-4V, Ti-6Al-4V-ELI, Ti-6Al-6V-2Sn.

Ngoài ra, còn có một loại hợp kim titanium khác là:

  • Hợp kim beta: Là hợp kim bán ổn định và chứa đủ lượng các nguyên tố ổn định pha beta (như molypden, silic và vanadi) để cho phép chúng duy trì pha beta khi làm nguội nhanh, và cũng có thể được xử lý dung dịch và già hoá để cải thiện độ bền. Các hợp kim này có khả năng gia công cao và có tính chất cơ học linh hoạt. Ví dụ: Ti-10V-2Fe-3Al, Ti–29Nb–13Ta–4.6Zr.

3. Quá trình sản xuất titan 

Quá trình sản xuất titan bao gồm hai bước chính: Chiết xuất và luyện kim.

  • Chiết xuất: Bước này nhằm mục đích tách titan từ quặng và chuyển nó thành hợp chất titan tetrachloride (TiCl 4). Có hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp sunfat và phương pháp carbo-chlorination. Phương pháp sunfat sử dụng axit sunfuric để tách titan từ quặng ilmenite hoặc rutil. Phương pháp carbo-chlorination sử dụng than đá và clo để tạo ra TiCl 4 từ quặng rutil hoặc ilmenite được nâng cấp. Phương pháp carbo-chlorination được ưa chuộng hơn vì ít gây ô nhiễm môi trường và có hiệu suất cao hơn.
  • Luyện kim: Bước này nhằm mục đích khử TiCl 4 thành kim loại titan bằng cách sử dụng natri (Na) hoặc magiê (Mg). Có hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp Hunter và phương pháp Kroll. Phương pháp Hunter sử dụng Na để khử TiCl 4 trong một lò chân không ở nhiệt độ khoảng 800-1000 °C. Phương pháp Kroll sử dụng Mg để khử TiCl 4 trong một bình thép kín ở nhiệt độ tương tự. Cả hai phương pháp đều tạo ra titan dạng bọt (sponge) có các lỗ chứa muối NaCl hoặc MgCl 2. Titan bọt sau đó được nghiền, rửa, sấy và tách muối bằng cách sử dụng dung dịch axit hoặc chưng cất chân không.

Quá trình sản xuất titan còn có thể bao gồm các bước khác như ép, rèn, cán, kéo, gia công và hợp kim hóa để tạo ra các sản phẩm titan có hình dạng và tính chất mong muốn.

4. Lịch sử giá của Titanium

Kim loại titan khá đắt tiền dù nó là kim loại phong phú thứ 7 và nguyên tố phong phú thứ 9 trong các nguyên tố. Mọi mảnh đá lửa đều chứa nó, nhưng không dễ để khai thác. Trên thực tế, nó được phát hiện vào năm 1791, nhưng phải đến 119 năm sau tức vào năm 1910 khi Matthew Hunter của Học viện Bách khoa Rensselaer tìm ra cách sản xuất kim loại nguyên chất. Khoảng 20 năm sau William Kroll mới có thể đưa ra một quy trình cho phép sản xuất quy mô lớn. Quy trình Kroll ngày nay vẫn được sử dụng để sản xuất titan trong thương mại.

Có hai cách để tính giá kim loại này. Hầu hết quặng titan được sử dụng để tạo ra titan điôxít (TiO2), là một chất màu trắng được sử dụng làm chất phụ gia hoặc chất phủ. Vì vậy, cách để xác định giá của kim loại là kiểm tra xem TiO2 có giá bao nhiêu. Trong năm 2016, Chemours, nhà sản xuất TiO2 lớn nhất trên thế giới, đã tăng giá bột màu của họ lên 150 USD / tấn. Và các nhà sản xuất khác đã làm theo.

Mặc dù giống như các mặt hàng khác, kim loại titan phải chịu sự biến động của giá cả, nhưng khi được điều chỉnh theo lạm phát, giá cả thường có xu hướng giảm. Tính đến tháng 1 năm 2016, giá là 3.750 đô la một tấn. Giá năm 2005 là 21,000 đô một tấn.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu các tính chất của titan để xem nó có gì đặc biệt mà được xem là một nguyên tố quan trọng vô cùng cần thiết trong đời sống hàng ngày.

5. Giá của kim loại titanium và cách theo dõi

Giá của kim loại titanium phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cung và cầu, chi phí sản xuất, chính sách thương mại và biến động thị trường. Một trong những sản phẩm chính từ titanium là titanium điôxít (TiO2), một chất màu trắng được sử dụng làm chất phụ gia hoặc chất phủ trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, giấy, nhựa và mỹ phẩm.

Theo Trading Economics giá của titanium đã giảm 1.50 USD/kg hoặc 16.67% kể từ đầu năm 2023, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường tiêu chuẩn cho kim loại này. Lịch sử giá của titanium cho thấy kim loại này đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 19.25 USD/kg vào tháng 5 năm 2022. Trang web này cũng cung cấp biểu đồ với dữ liệu lịch sử cho titanium.

Theo FRED, chỉ số giá sản xuất (PPI) cho các sản phẩm kim loại và kim loại: Titanium và các hình dạng cơ sở titanium (WPU102505) từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 4 năm 2023 cho thấy giá của titanium có xu hướng biến động theo chu kỳ và phản ánh các biến động trong cung và cầu. Chỉ số này được tính bằng cách so sánh giá hiện tại với giá vào năm 1982 (được gán bằng 100).

Theo Intratec, giá của titanium có thể được theo dõi theo quốc gia. Trang web này cung cấp giá của titanium hàng tháng tại 5 quốc gia. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan và Na Uy. Ngoài ra, trang web này cũng cung cấp lịch sử giá của titanium từ năm 2007 và dự báo giá cho tương lai. Giá của titanium được trình bày là giá giao dịch trung bình có trọng số theo khối lượng, trừ khi có ghi chú khác. Biểu đồ cho thấy giá của titanium tính bằng đô la Mỹ trên mỗi tấn (USD/mt) tại 5 quốc gia như sau:

  • Hoa Kỳ: Giá nhập khẩu titanium, CIF, chưa qua chế biến và dạng bột
  • Nhật Bản: Giá xuất khẩu titanium, FOB, chưa qua chế biến và dạng bột
  • Ấn Độ: Giá nhập khẩu titanium, CIF, chưa qua chế biến và dạng bột
  • Hà Lan: Giá nhập khẩu titanium, CIF, chưa qua chế biến và dạng bột
  • Na Uy: Giá nhập khẩu titanium, CIF, chưa qua chế biến và dạng bột

Theo SMM, giá của titanium cũng có thể được theo dõi theo các sàn giao dịch khác nhau như LME, SHFE và COMEX. Trang web này cung cấp giá của titanium thời gian thực và biểu đồ giá lịch sử của titanium. Bạn có thể cân nhắc tải ứng dụng di động của họ để xem giá của titanium mọi lúc mọi nơi.

6. Đặc tính và ứng dụng của titanium 

Đầu tiên có thể nói rằng nếu có điều kiện. Mọi vật dụng trong đời sống của chúng ta nên được thay bằng titanium. Bởi vì titan là một kim loại rất cứng, độ cứng của nó tương đương với thép. Nhưng nó lại nhẹ hơn thép tới gần một nữa. Còn nếu so với nhôm thì titan lại nặng hơn nhôm 5%. Tuy nhiên độ cứng của nó gấp nhôm tới 6 lần. Như vậy nếu một vật được làm bằng titan. Chúng ta sẽ yên tâm rằng độ cứng của nó chẳng kém gì thép. Mà nó lại nhẹ hơn rất nhiều, vô cùng tiện lợi khi di chuyển qua lại.

6.1. Ứng dụng trong quân sự

Một ứng dụng phổ biến của titanium nhờ đặc tính này đó là bộ áo giáp chống đạn. Hãy tưởng tượng bạn mang trên mình bộ giáp bằng thép nặng tới 10kg. Thì chưa cần xung trận có lẽ bạn đã chết vì kiệt sức rồi. Thế nhưng nếu làm bằng titan thì nó chỉ nặng khoảng 5,5kg thôi. Vẫn an toàn như thép mà lại nhẹ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên độ cứng và nhẹ của titan cũng không phải tính chất nổi bật nhất của nó. Mà những tính chất sau đây mới làm titan trở nên khác biệt. Trở thành ngôi sao sáng trong làng kim loại. Không thể không kể đến những đặc tính này của titan. Đó là nó có khả năng chịu được nhiệt rất tốt cả nóng và lạnh. Titan có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 1668 0C  trước khi bị nóng chảy và trong nhiệt độ từ 600 0C trở xuống thì mọi tính chất của nó luôn được giữ vững. Không những thế titan có thể chịu lạnh trong khi một số kim loại khác gặp lạnh sẽ trở  nên giòn hơn.

6.2. Ứng dụng trong hàng không

Trước đây người ta thường chế tạo máy bay bằng thép. Tuy nhiên thép thì lại quá nặng và khi bay qua đại dương. Về lâu dài nó sẽ dễ bị ăn mòn bởi nước biển. Còn nếu dùng nhôm. Mặc dù sẽ nhẹ hơn nhưng nhôm lại không thể chịu được sức ép khi bay ở tốc độ cao và khi tìm ra titanium. Nó đã trở thành vật liệu lý tưởng vừa nhẹ vừa cứng. Và quan trọng nhất là nó chịu được nhiệt độ cao và không bị ăn mòn bởi nước biển.

Chính vì vậy trong cuộc chiến giữa Nga và Mỹ. Một con bài quan trọng khiến Mỹ phải lo lắng đó là Nga có nhà máy titan. Cung cấp số lượng lớn thành phần titan cho các hãng máy bay Boeing. Nếu Nga cấm cửa việc xuất khẩu thành phần titan này sang Mỹ. Những chiếc máy bay Boeing sẽ không thể nào ra đời và bay lượn trên bầu trời được nữa.

6.3. Ứng dụng trong hàng hải

Titanium không bị ăn mòn bởi nước biển. Kể cả nó có nằm trong nước biển cả nghìn năm cũng chẳng sao. Hơn thế nữa nó còn chẳng sợ hầu hết các loại axit. Thậm chí hỗn hợp các axit cũng không ăn mòn được nó. Vậy nên titan thường được sử dụng để sản xuất động cơ dưới nước. Chân vịt hay máy lọc nước mát.

6.4. Ứng dụng trong y tế

Trong lĩnh vực y tế titanium cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Titan được xem là chất hoàn hảo nhất với cơ thể của con người. Nó có khả năng tương thích sinh học đến tuyệt vời. Không độc hại không hen rỉ hay bị ăn mòn lại vừa cứng vừa bền vừa nhẹ. Nên nó đang dần thay thế những chiếc xương trong cơ thể của người bị nạn. Cụ thể hơn không chỉ chế tạo titan làm dụng cụ y tế. Đến nay người ta đã sử dụng titan để làm xương nhân tạo kể cả hộp sọ. Làm dụng cụ cố định xương, van tim nhân tạo. Thậm chí cả móng tay nhân tạo cũng được làm bằng titan.

6.5. Việt Nam chế tạo được vật liệu titan y sinh

Gần đây Việt Nam cũng đã chế tạo được vật liệu titan y sinh. Thành tích xuất sắc này có được là nhờ các nhà khoa học. Thuộc viện cộng nghệ cơ quan của bộ công thương. Bộ này cho biết hiện nay nhu cầu sử dụng vật liệu titan trong y tế rất cao. Mỗi năm có tới hàng chục nghìn trường hợp cần nẹp xương. Làm hàm, trồng răng, làm van tim, thông mạch máu.

Đáng buồn là tất cả vật liệu này đều phải  nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí rất cao. Trước đây Viêt Nam chưa chế tao được vật liệu từ titan là vì titan có nhiệt độ nóng chảy rất cao, nó lại rất linh hoạt khi ở trạng thái  nóng chảy. Đặc biệt hoà tan mạnh các chất khí trong trong không khí, thế nên để chế tạo các vật liệu từ titan chúng ta cần phải có một cái lò chân không, lò phải chịu được nhiệt độ cao đồng thời chất liệu làm thành lò cũng phải không phản ứng với titan mà  kể cả khay làm khuôn cũng phải đạt yêu cầu tương tự. Cho nên mãi đến nay chúng ta mới chế tạo được.

7. Trữ lượng Titan ở Việt Nam 

Nói về độ giàu titan của Việt Nam thì theo báo cáo trong hội thảo khoáng sản titan của  ASEAN cho biết. Trữ lượng quặng titan của Việt Nam là 664 triệu tấn trong khi cả thế giới là 1,4 tỉ tấn. Lại một lần nữa chúng ta có thể thấy Việt Nam rừng vàng biến bạc thế nào. Titan là chất liệu có mặt trong rất nhiều mặt hàng trên thị trường hiện nay. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng có thể chọn mua cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta nên mua chúng ở những nơi uy tín. Để đảm bảo có được những sản phẩm chất lượng. Vì thị trường hiện nay khá phức tạp và dễ mua phải hàng giả, kém chất lượng.

Đơn vị uy tính cung cấp kim loại Titan

DTP là một trong những đơn vị chuyên cung cấp về titan như: Tấm titanlưới titanống titanlinh kiên bulong titanthanh láp đặc titan, … Với thế mạnh đa dạng về chủng loại cũng như kích thước và hàng nhập sẵn tại kho. Chúng tôi mong muốn cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm có chất lượng tốt đi kèm dịch vụ tương xứng. Với phương châm GIẢM CHI PHÍ – TĂNG LƠI NHUẬN. Chúng tôi mang lại cho khách hàng giá trị tốt nhất. Không những về sản phẩm mà còn các dịch vụ đi kèm. Chúng tôi cam kết:

  • Sản phẩm chính hãng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • Hỗ trợ giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.
  • Tư vấn tận tình, cụ thể.
  • Giá cả hợp lí và bảo hành.
  • Mẫu mã, chủng loại đa dạng, có sẵn tại kho.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi Hotline: 0938266100 hoặc Email: info@dtptech.vn để được tư vấn chi tiết và áp dụng mức giá tốt nhất, Thân ái!!

Nhân viên kinh doanh

Liên hệ: Ms. Tuyền
Mobile/Zalo: 0968872457

Ngoài cung cấp titan ống, chúng tôi còn cung cấp titan tấm, titan tròn, titan thanh theo yêu cầu kích thước mà khách hàng yêu cầu.

Quý khách hàng có nhu cầu mua ống titantấm titanlưới titan, thanh titan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.

Nguồn: iqsdirectory

Share:

Các bài viết nổi bật khác
16 Tháng Mười Một, 2024
Titan
Bồn Nấu Tương Ớt, Tương Cà
Xem chi tiết
Xưởng gia công titan uy tín tại Việt Nam
27 Tháng Chín, 2024
Titan
Xưởng gia công titanium theo yêu cầu khách hàng
Xem chi tiết
Cách lựa chọn máy bơm từ
11 Tháng Chín, 2024
Titan
Hướng dẫn từ A đến Z cách lựa chọn máy bơm từ phù hợp
Xem chi tiết
Gía vàng hiện nay
11 Tháng Chín, 2024
Titan
Vàng là gì? Tại sao vàng lại đắt như vậy?
Xem chi tiết
icon-phone-dtp zalodtp facebookdtp icon-phone-dtp
DMCA.com Protection Status